Bạn hãy tìm kiếm tại đây :D

Thursday, September 4, 2014

Vượt Côn Đảo - Phùng Quán


Nếu không nhầm, thì đòn tấn công mở đầu vào tác phẩm Vượt Côn Đảo của Phùng Quán không từ các nhà phê bình chuyên nghiệp, mà từ bài báo in năm 1955 của một cậu giáo dạy Văn. Cậu giáo này sau thành nhà nghiên cứu Tâm lý học giáo dục, và còn thành nhiều thứ “nhà” khác nữa, trong đó có một “thứ” cực kỳ khủng khiếp, ông trở thành đại diện của Việt Nam trong khá nhiều tổ chức Giáo dục quốc tế. Sức nặng của bài báo phê bình văn học duy nhất trong đời ông không ở lập luận, mà ở chỗ, nhân danh một tập thể giáo viên và học sinh một trường lớn, đông hàng nghìn người, nó phản kháng, nó phê phán tác phẩm của Phùng Quán có nội dung phiêu lưu, anh hùng cá nhân, rồi nó kết luận đó là một tác phẩm độc hại vì không có tính tư tưởng cao.

Kể từ bài báo (tạm coi là) đầu tiên đánh vào Vượt Côn Đảo cho tới nay đã năm mươi năm. Năm mươi năm… của một dân tộc với những đổi thay hào hùng và lắm khi cũng khó hiểu! Hào hùng thì ai cũng rõ rồi. Còn khó hiểu tới đâu, thì chỉ cần nếm một thìa “đổi thay” nho nhỏ này là đủ: cái sự nghiệp Giáo dục có phần công lao của ông giáo nổi tiếng một cách tăm tối bi đát kia – mượn tạm cách biểu đạt tristement célèbre của người Pháp – bây giờ đang đứng trước một phong trào chính thống nghe thật lạ tai, nói không với tiêu cực. Còn nhớ, nhà thơ châm biếm Thợ Rèn khi được khen và khi tự tổng kết cuộc đời sáng tạo, đã từng nói đại ý rằng, “châm ai thì châm, tôi không bao giờ nỡ châm những con người vô cùng trong sáng ở hai ngành Công an và Giáo dục”. Lý ra thì bác Thợ Rèn nên thêm ngành Y tế nữa, với những lương y như từ mẫu!

Hôm nay đây viết về tác phẩm Vượt Côn Đảo, có lẽ nên nói ngay một lần và nói ngay từ đầu: cả thế giới này xuống xuống lên lên, đổi thay thay đổi, chỉ riêng Phùng Quán là cố định một chỗ, không thay đổi chút gì. Tiểu luận này sẽ chỉ nói về một điều bất biến đó qua Vượt Côn Đảo.


Link:

No comments:

Post a Comment